Dược liệu, chìa khóa vàng trong sản xuất Đông dược

Google News

(Kiến Thức) - Cạn kiệt nguồn dược liệu, dược liệu không an toàn, dược liệu “rác”nhập khẩu đang là vấn đề bức thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Y học cổ truyền VN.

Đây cũng là thách thức với các doanh nghiệp sản xuất Đông dược trong nước. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và trò chuyện với GS.TS.NGND Phạm Thanh Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội xoay quanh vấn đề này.
 GS.TS Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Dược Hà Nội.
Trước khi giữ cương vị Hiệu trưởng, GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã nhiều năm làm Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu của trường ĐH Dược Hà Nội.
Với thâm niên hơn 50 năm nghiên cứu về dược liệu, GS Kỳ đã tham gia nhiều đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ trong đó có những đóng góp nổi bật, đưa các loại cây cỏ trong nước trở thành thuốc tốt phục vụ người bệnh như: Dự án sản xuất thử nghiệm ampelop làm thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng; xây dựng công thức bào chế dạng viên nén giảo cổ lam, viên nang cứng gylopsin (phối hợp giảo cổ lam với Polyphenol của chè dây), viên nang cứng curpenin (phối hợp giảo cổ lam với nghệ)…
GS Phạm Thanh Kỳ cũng là thành viên của nhiều hội đồng khoa học uy tínvề y dược tại Việt Nam.
Là một chuyên gia đầu ngành về dược liệu với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, GS Kỳrất quan tâm đến vấn đề dược liệu trong sản xuất Đông dược. Dược liệu tốt phải đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hoạt chất và đúng chủng loại. Đây chính là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng của sản phẩm.
Mỗi năm, ngành dược Việt Nam nhập khẩu hàng ngàn tấn dược liệu từ nước ngoài mà chủ yếu là từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, vẫn còn thực trạng nhiều doanh nghiệp nhập các dược liệu đã bị chiết xuất hoạt chất (dược liệu rác) hay các dược liệu trôi nổi, được bảo quản bằng hóa chất, gây nhiều nguy hại cho người sử dụng.
Dược sĩ Lê Thị Bình – Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình tại vùng chuyên canh dược liệu của công ty. 
Một vấn đề được đặt ra, nếu nguồn dược liệu và chất lượng sản phẩm không được quản lý tốt thì người bệnh sẽ dần mất niềm tin và quay lưng với các loại thuốc Y học cổ truyền.
Theo GS Phạm Thanh Kỳ: Trong sản xuất Đông dược, để chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, tạo được sức cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập thìmột trong những yếu tố quan trọng nhất là doanh nghiệp trong nướcphải làm chủ được nguồn nguyên liệu.
Trước đây, nếu như đa số các thuốc chữa bệnh đều phải nhập từ nước ngoàithì gần chục năm trở lại đây, thị trường thuốc Việt đã có nhiều sản phẩm được bào chế từ chính nguồn dược liệu trong nước với chất lượng không thua kém gì thuốc ngoại mà giá thành lại thấp hơn rất nhiều,đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của người dân.
Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước có uy tín về Y học cổ truyền như Dược phẩm Traphaco, Nam Dược, Dược phẩm Tâm Bình… đã biết tận dụng, khai thác các tiềm năng, thế mạnh về nguồn dược liệu trong nướcđể sản xuất, kinh doanh. Tâm Bình là một trong số các doanh nghiệp dược đã xây dựng được vùng chuyên canh chuyên cung cấp dược liệu cho nhà máy và thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn dược liệu trước khi đưa vào sản xuất. Nhờ đó mà các sản phẩm của Tâm Bình như Viên khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Viên gout Tâm Bình… luôn có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và từng bước chiếm lĩnh được thị phần Đông dược trong nước.
GS Phạm Thanh Kỳ cũng cho biết thêm, hiện nay Chính phủ đang có chủ trương khuyến khích phát triển dược liệu trong nước và tiến hành triển khai chương trình “Nông thôn miền núi”, hỗ trợ kinh phí cho nhiều tỉnh thành để phát triển vùng dược liệu sạch.
Các nhà quản lý và các doanh nghiệp cũng đã bắt tay xây dựng cơ chế, kế hoạch và định hướng phát triển nguồn nguyên liệu, trong đó các nhà khoa học sẽ hỗ trợ quá trình nhân giống, kỹ thuật trồng trọt; người nông dân sẽ trực tiếp chăm sóc nguồn nguyên liệu tại các địa phương vàcác doanh nghiệp sẽ phối hợp để thu mua các dược liệu đạt chất lượng.
Đây là một hướng đi rất tốt, không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân mà các doanh nghiệp tham gia cũng có thể tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao từ chính nguồn dược liệu trong nước.
Việc các doanh nghiệp trong nướcđi theo hướng khai thác nguồn dược liệu chất lượng, đồng thời có vùng chuyên canh dược liệu riêng để chủ động về sản xuất là một hướng đi đúng đắn, giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Và chỉ có những doanh nghiệp làm ăn chân chính, chất lượng sản phẩm tốtmới có thể trụ vững trên thị trường và nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Kim Oanh

>> xem thêm

Bình luận(0)