Châu Á “đua nhau” mua F-35 đối phó Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á quyết tâm mua F-35 bất chấp việc tiêm kích này “gặp hàng đống lỗi” để đối phó với Trung Quốc.

Những năm qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng vọt gây ảnh hưởng tới Mỹ và đồng minh châu Á. Đặc biệt là sức mạnh không quân, lĩnh vực mà Mỹ và đồng minh tự tin chiếm ưu thế trong hàng chục năm

Một ví dụ điển hình chứng tỏ sự phát triển và trưởng thành trong lĩnh vực hàng không của Trung Quốc. Đó là chuyến bay thử thành công 2 chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31.

Dù không có khả năng đưa các loại chiến đấu cơ trên vào biên chế cho tới ít nhất là cuối thập kỷ này. Song đây được xem là bước tiến vượt bậc của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ hàng không. “Mảnh đất” này từng được chỉ dành riêng cho Mỹ và một số quốc gia châu Âu .
Tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 chứng minh sự phát triển vượt bậc công nghệ hàng không Trung Quốc.


“Trên thực tế, tồn tại câu hỏi mở về mức độ tiên tiến, tinh vi và phức tạp mà các loại chiến đấu cơ Trung Quốc sở hữu. Song có thể khẳng định rằng, chúng sẽ “gây khó dễ” cho các loại chiến đấu cơ hiện nay. Đó là lý do khiến tiêm kích đa năng F-35 đóng vai trò quan trọng hơn gấp bội”, nhà phân tích thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia Andrew Davies nhấn mạnh.

Đồng minh châu Á “đua nhau” mua F-35

Australia đã đặt mua 100 tiêm kích đa năng F-35 bất chấp giới phân tích quân sự cho rằng, Canberra chỉ cần mua  50-70 chiếc để có khả năng đầu tư tăng gấp đôi phi đội 24 tiêm kích F/A-18 Super Hornets.

Nhật Bản cho hay, họ không thay đổi kế hoạch mua 42 tiêm kích đa năng F-35. Trong số đó, 4 chiếc sẽ được sản xuất tại Mỹ, phần còn lại Lockheed Martin sẽ chuyển giao công nghệ cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Misubishi (MHI) sản xuất trong nước. Ngoài ra, Nhật Bản cũng chủ động nâng cấp 200 tiêm kích “xương sống” Boeing F-15J/DJ.

Hàn Quốc cũng dự định theo đuổi thương vụ 60 chiếc F-35. Seoul sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào mùa hè này.
Các nước châu Á "khao khát" sở hữu hàng trăm chiếc F-35. Ảnh minh họa

“Căng thẳng với Trung Quốc hoàn toàn chi phối vấn đề này. Và Hàn Quốc sẽ tiếp bước Nhật Bản, bởi vì thật khó để chính phủ Hàn Quốc bị coi là làm gì đó ít hơn phía Nhật Bản trong việc giải quyết tranh chấp”, nhà phân tích Andrew Davies bình luận.

Ngoài các nước trên, chính quyền Singapore có khả năng sẽ mua số lượng nhỏ tiêm kích F-35. Nước này đang bước vào giai đoạn cuối cánh đánh giá khả năng F-35.

F-35 sẽ đối chọi được với Trung Quốc?

Khi các khách hàng châu Á đầu tiên đánh tiếng đặt hàng tiêm kích F-35, xung đột khu vực vẫn chỉ âm ỉ cháy. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông bắt đầu leo thang đỉnh điểm.

Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng lún sâu vào tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia Đông Nam Á. Cả hai khu vực, Biển Đông và Hoa Đông đều được đánh giá là giàu tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt. Để khẳng định các tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ hơn, Bắc Kinh bắt đầu ra sức mở rộng phi đội chiến đấu cơ tối tân.

Song giới phân tích phương Tây hiện hoài nghi về việc phi đội chiến đấu cơ mới của Trung Quốc liệu có trở thành đối thủ tiềm năng của F-35 không?.
F-35 đủ sức "chế ngự" tiêm kích tàng hình Trung Quốc?

Ngoài các thách thức về thiết kế và vận hành máy bay tàng hình, Trung Quốc cũng sẽ phải nỗ lực khắc phục những thiếu sót của các động cơ nội địa. Nguyên nhân khiến máy bay tiêm kích hiện đại của họ gần đây gần như phải dựa dẫm hoàn toàn vào Nga.

Hãng Lockheed hứa hẹn các tiêm kích đa năng F-35 sẽ xuất hiện trên đường băng châu Á vào khoảng năm 2017. Song điều đó không mấy ảnh hưởng đến khao khát sở hữu tiêm kích F-35 để thay thế cho các máy bay lỗi thời của Nhật Bản và Hàn Quốc. Giới chức quốc phòng Nhật và giới chuyên gia cho hay, Tokyo không cảm thấy hoang mang.

Phó Chủ tịch Lockheed Martin Steve O’Bryan nhấn mạnh, tất cả các lực lượng quân đội lớn mạnh trên thế giới đều sử dụng các máy bay thế hệ thứ 5 để phục vụ cho nhu cầu an ninh và răn đe trong tương lai.

“Chỉ có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới cung cấp tối ưu sự linh hoạt, khả năng triển khai ở bất cứ nơi nào để đối phó với những thách thức từ các mối đe dọa đang nổi lên trong tương lai”, ông O’Bryan nói.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Bạch Dương (theo Reuters)

Bình luận(0)