Trung Quốc và bài toán tiêu diệt tàu sân bay

Google News

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D là bước tiến trong tác chiến chống tàu sân bay Mỹ.

Bước tiến của Trung Quốc?

Theo Want Daily, một bức ảnh được cung cấp bởi Google Earth cho thấy quân đội Trung Quốc đã thành công trong việc đánh chìm tàu sân bay của Mỹ… trên cạn.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai miệng hố lớn nằm trên khoảng đất dài 200m được dùng để mô phỏng boong phóng máy bay trên tàu sân bay ở sa bạc Gobi.

Tấm ảnh lần đầu tiên được tải lên trên trang mạng SAORBATS, một diễn đàn nổi tiếng đặt cơ sở tại Argentina. Các chuyên gia quân sự tin rằng những miệng hố trên là kết quả của tên lửa chống tàu DF-21D của Trung Quốc và đã đặt cho nó cái tên “sát thủ tàu sân bay”.
Mục tiêu giả định trên sa mạc bị tiêu diệt.

Nếu những thông tin trên là thật thì đây thực sự là một bước tiến mới trong việc phát triển hệ thống vũ khí của Trung Quốc trong các nỗ lực “lên gân lên cốt” nhằm cân bằng lực lượng ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo logic, bước tiếp theo Trung Quốc sẽ thử nghiệm vũ khí này với một con tàu động trên biển nhằm thu về kết quả để so sánh hiệu quả tấn công mục tiêu giữa chuyển động thật với việc tấn công các mục tiêu giả định tĩnh trên đất liền.

Bài toàn tác chiến mục tiêu động

The Diplomat dẫn lời chuyên gia quân sự Roger Cliff, tên lửa mới của Trung Quốc cần phải thử nghiệm nhiệm vụ chống lại mục tiêu động vì một tên lửa sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới có thể chạm vào những con tàu chiến ngoài đại dương mênh mông.

“Vấn đề đặt ra là để có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công tàu Hải quân Mỹ bằng tên lửa đạn đạo, ít nhất nó phải định vị được vị trí của con tàu, xác định được đúng nó là tàu chiến mà nó muốn tấn công (ví dụ tàu sân bay).
Việc đánh mục tiêu động với tên lửa đạn đạo không hề đơn giản.

Tiếp đó cần phải có được thông tin đủ chính xác về vị trí mục tiêu tên lửa hướng tới. Một bức ảnh vệ tinh chụp cách đó 1 tiếng sẽ chẳng có tác dụng gì bởi con tàu có thể đã di chuyển khỏi vị trí được chụp cách vài chục hải lý. Ngoài ra còn phải kể đến những thông tin mục tiêu cập nhật liên tục trong thời gian tên lửa đang bay. Và cuối cùng, đầu đạn phải khóa được mục tiêu và đánh chính xác”, chuyên gia Roger Cliff giải thích.

Trong quá trình chống và tiêu diệt tên lửa, ông Cliff đồng thời giải thích thêm rằng Mỹ có rất nhiều lựa chọn để chống lại nguy cơ này, mặc dù có thể Mỹ sẽ phải đối diện với một số khó khăn nhất định.

“…radar trinh sát ngoài đường chân trời mà phía Trung Quốc dùng để dò tìm mục tiêu có thể bị đánh lạc hướng, làm gián đoạn hoặc bị phá sóng. Vệ tinh có thể bị “che mắt” bởi các biện pháp ngụy trang, cập nhật thông tin mục tiêu pha giữa có thể bị gây nhiễu và khi tên lửa khóa mục tiêu thì đầu tự dẫn có thể bị gây nhiễu hoặc đánh lừa”, ông Cliff nói.

Mỹ cũng gặp khó

Theo chuyên gia Cliff, trên thực tế việc đánh chặn các tên lửa là nhiệm vụ khó khăn nhất, hiện các tàu chiến Mỹ được trang bị hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài tầng khí quyển RIM-161 SM-3. Nghĩa là SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa ở pha giữa khi tên lửa mục tiêu đang bay trong không gian.
Tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 chưa chắc đã là ô bảo vệ an toàn cho tàu chiến Mỹ.

Khi đó, chiến hạm Aegis phải phát hiện mục tiêu và khởi động SM-3 gần như ngay lập tức để đánh chặn tên lửa trước khi nó trở lại tầng khí quyển. Hay nói cách khác là tàu Aegis phải nằm ở vị trí ngay dưới đường bay tên lửa.

Nhưng tên lửa DF-21D có thể được trang bị các thiết bị phóng mồi bẫy ở pha giữa, điều này làm cho công việc của SM-3 gặp khó khăn hơn. Tàu chiến Aegis của Mỹ cũng đồng thời trang bị tên lửa đánh chặn SM-2 Block 4 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo trong tầng khí quyển, nhưng DF-21D có thể thực hiện cơ động lẩn tránh và làm cho SM-2 Block 4 thất bại.

Theo những phân tích trên, có thể nói DF-21D thực sự là mối đe dọa lớn đối với nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
TIN LIÊN QUAN:


Nguyễn Hoàng

Bình luận(0)